Hội thảo GIS toàn quốc 2024
Thành phố Cần Thơ là trung tâm đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam, có diện tích tự nhiên khoảng 4 triệu ha và dân số hơn 18,4 triệu người. Đây là vùng đất trù phú có phong cảnh đẹp với nhiều loài hoa màu và cây ăn trái.Đại học Cần Thơ là một cơ sở giáo dục đại học nhà nước quan trọng ở ĐBSCL, là trung tâm văn hóa, khoa học và kỹ thuật của ĐBSCL và Việt Nam. Kể từ khi thành lập năm 1966, trường đã không ngừng hoàn thiện và phát triển từ một số ít ngành đào tạo ban đầu, Trường đã củng cố, phát triển thành một trường đa ngành đa lĩnh vực. Hiện nay Trường đào tạo 98 chuyên ngành đại học (trong đó có 2 chương trình đào tạo tiên tiến, 3 chương trình đào tạo chất lượng cao), 45 chuyên ngành cao học (trong đó 1 ngành liên kết với nước ngoài, 3 ngành đào tạo bằng tiếng Anh), 16 chuyên ngành nghiên cứu sinh.
Nhiệm vụ chính của Trường là đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH), chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong vùng. Song song với công tác đào tạo, ĐHCT đã tham gia tích cực các chương trình NCKH, ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm giải quyết các vấn đề về khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hoá và xã hội của vùng. Từ những kết quả của các công trình NCKH và hợp tác quốc tế, Trường đã tạo ra nhiều sản phẩm, qui trình công nghệ phục vụ sản xuất, đời sống và xuất khẩu, tạo được uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.
ĐHCT tranh thủ được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương ĐBSCL trong các lĩnh vực đào tạo, hợp tác khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Trường đã mở rộng quan hệ hợp tác khoa học kỹ thuật với nhiều tổ chức quốc tế, trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới. Thông qua các chương trình hợp tác, năng lực quản lý và chuyên môn của đội ngũ cán bộ được nâng cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, tài liệu thông tin khoa học được bổ sung.
Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên được thành lập vào ngày 21 tháng 01 năm 2008, trên cơ sở Bộ môn Kỹ thuật môi trường và Tài nguyên nước (Khoa Công nghệ) và Bộ môn Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên (Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng). Đầu năm 2010, Khoa tiếp nhận thêm một bộ phận cán bộ của Bộ Môn Khoa Học Đất (Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng) để thành lập Bộ môn Tài nguyên Đất đai. Hiện tại Khoa có 05 Bộ môn và Văn phòng Khoa. Khoa đang quản lý 02 ngành đào tạo bậc tiến sĩ: Môi trường Đất và Nước và Quản lý đất đai; 05 ngành đào tạo bậc cao học: Khoa học Môi trường, Quản lý Tài Nguyên và Môi trường, Quản lý Đất đai, Kỹ Thuật Môi Trường, Chuyên ngành Biến đổi khí hậu và Quản lý Đồng bằng) và 06 ngành đào tạo bậc đại học: Khoa học Môi trường, Kỹ thuật Môi trường, Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Quản lý Đất đai, Lâm Sinh và Kỹ thuật Tài nguyên nuớc. Khoa có thế mạnh về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt có các nhóm nghiên cứu như: (1) đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học, (2) Quan trắc, đánh giá và dự báo chất lượng môi trường, (3) Độc học môi trường, (4) Xử lý nước cấp và nước thải, (5) Xử lý rác thải đô thị, (6) Đánh giá tác động môi trường, (7) Giảm thiểu phát thải khí nhà kính, (8) Quản lý tổng hợp tài nguyên nước, (9) Qui hoạch sử dụng đất, (10) Ứng dụng mô hình toán, GIS và viễn thám trong qui hoạch và quản lý tài nguyên môi trường, biến đổi khí hậu,... Hợp tác quốc tế cũng là một thế mạnh của Khoa với nhiều chương trình hợp tác với các Viện, Đại học của châu Mỹ, châu Á, châu Âu, Úc và các trường thuộc khu vực Đông Nam Á, tổ chức phi chính phủ, các Công ty, Doanh nghiệp và các sở ban ngành ở Đồng bằng Sông Cửu long. Hiện nay, Khoa đang tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, mở thêm các chuyên ngành đào tạo thuộc lĩnh vực môi trường và tài nguyên ở các bậc học, đặc biệt là bậc sau đại học. Song song đó nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế sẽ được đẩy mạnh để Khoa trở thành một trong những đơn vị mạnh của Việt Nam về đào tạo và nghiên cứu các vấn đề về môi trường và tài nguyên ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học trao đổi kết quả nghiên cứu cơ bản và ứng dụng công nghệ phục vụ quản lý và phát triển bền vững tài nguyên, qua đó đề xuất hướng nghiên cứu, hợp tác và phát triển trong tương lai.;
Nâng cao năng lực công bố công trình nghiên cứu quốc tế và thảo luận các kết quả nghiên cứu khoa học về giải pháp công nghệ trong quản lý và phát triển bền vững.
Hội thảo tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
+ GIS và GPS trong quản lý nhà nước;
+ GIS, GPS và Viễn thám trong quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên;
+ GIS, GPS và Viễn thám trong Biến đổi khí hậu; hỗ trợ phòng chống và giảm nhẹ thiên tai;
+ GIS, GPS và Viễn thám trong nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản;
+ GIS, GPS và Viễn thám trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng;
+ GIS, GPS và Viễn thám trong quản lý đất đai, quản lý đô thị và hạ tầng kỹ thuật;
+ GIS và GPS trong quản lý cấp thoát nước, công trình đô thị;
+ Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data) trong lĩnh vực GIS
+ Tình hình triển khai các dự án và chuyển giao công nghệ GIS tại Việt Nam.
+ Áp dụng kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ lĩnh vực GIS vào công tác đào tạo;
+ Triển lãm giới thiệu phần mềm về công nghệ GIS; thiết bị định vị toàn cầu thế hệ mới.
Các diễn giả
- Bài viết được lựa chọn sẽ được đăng tạp chí.
-Số ấn phẩm đặc biệt (tiếng Anh) trên Tuyển tập hội nghị trong danh mục Scopus (dự kiến IOP Conference Series: Earth and Environmental Science)
-Tuyển tập hội thảo GIS toàn quốc 2024 (Tiếng việt)
CÁC MỐC THỜI GIAN
Hạn nhận bài toàn văn: 05/06/2024 - 15/08/2024
Phản biện và hoàn chỉnh bài: 15/08/2024 - 30/09/2024
Đăng ký: 01/10/2024 - 30/10/2024